Đi tìm ông tổ nghề khoan cắt bê tông Việt Nam

Trong bất cứ nghề nào, việc tìm ra và xác nhận một người được xem là cá nhân đầu tiên khai sinh ra nghề, được gọi với cái tên đầy tôn kính ” Ông tổ nghề ” để đến sau này, các thế hệ kế tục có thể nhớ đến và làm lễ. Đây là một điều rất nên làm và đây được xem là một nét đẹp nói lên được sự tôn kính, tôn vinh khẳng định thương hiệu của nghề dù đó là bất kỳ nghề nghiệp nào. Và nghề khoan cắt bê tông cũng vậy, tuy mới ra đời chưa lâu nhưng người ta vẫn rất tò mò về người đầu tiên sáng lập ra.

Và chúng tôi đã quyết tâm tìm đến ông tổ của nghề khoan cắt bê tông. Qua những lời giới thiệu từ những ông trùm khoan cắt bê tông Bình Dương và TP Hồ Chí Minh tại đây dịch vụ khoan cắt, phá dỡ bê tông rất phát triển. chúng tôi theo địa chỉ ở một phố nhỏ trên Phường Trảng Dài, Đồng Nai. Với ngôi nhà nhỏ nhắn nhưng đầy ắp cây cảnh, chim muông ở trước nhà, chúng tôi thấy một ông cụ già đang chăm cây, và theo lời kể của giới khoan cắt bê tông thì đây chính là người đầu tiên làm nghề khoan cắt bê tông ở Việt Nam.

Sau khi chào hỏi, tôi được ông mời vào nhà chơi. Trước mắt tôi nhà một cụ ông khỏe mạnh, vui tính và rất cởi mở. Khi phóng viên chúng tôi hỏi về việc xác nhận ông là ” Ông tổ nghề khoan cắt bê tông” thì ông chỉ cười nhẹ. Ông nói ” tôi không dám tự nhận mình là ông tổ nghề, nhưng tôi tin tôi là một trong những người làm nghề này đầu tiên tại Việt Nam.”.

ong-to-khoan-cat-be-tong

Ông Nguyễn Bá Trung, quê ở Thái Bình nhưng cả gia đình đã vào Nam sinh sống từ những năm 1960. Tuổi trẻ ông theo cha đi làm thợ mộc cho các xưởng gần nhà. Gia đình khó khăn nên ông cũng như các bạn cùng trang lứa, chỉ học để “biết cái chữ” rồi đi kiếm sống. Sau khi lập gia đình, ông bắt đầu công việc riêng của mình. Từ sơn mài, thợ xây đến thầu xây dựng nhỏ, nhưng đối với ông tất cả chỉ đủ sống. Đến năm 1985, theo yêu cầu của các chủ xí nghiệp nhỏ, ông nhận được yêu cầu phá dỡ một nhà xưởng nhỏ. Sau khi làm xong và dư được một số tiền, ông nhận thấy nhu cầu về phá nhà cũ là rất nhiều ở khu phố của ông, công việc mà bấy lâu nay thường do thợ hồ đảm nhiệm.Và từ đó ông cũng không nghĩ rằng mình là người đầu tiên sáng lập ra nghề khoan cắt, phá dỡ bê tông.

Công việc của ông cứ tiếp diễn vậy, nhưng dường như ông không muốn dừng lại ở đó bởi lúc đó đất nước đang vào thời kì đổi mới, nhu cầu này là vô cùng lớn. Năm 1995 ông muốn mở rộng dịch vụ ra khu phố xung quanh, và thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng không biết tìm cách nào để mọi người có thể biết đến dịch vụ của mình. Ông và gia đình đã nghĩ ra một phương pháp : lấy vôi pha với nước, dùng cây cọ để viết số điện thoại lên tường. Đó được xem là phát minh mang tính đột phá của nghề khoan cắt bê tông , và một thời gian khá dài sau đó, hình thức quảng bá này vẫn được áp dụng rất nhiều, cho đến nay thì công nghệ thông tin phát triển có rất nhiều cách để khách hàng biết đến dịch vụ của mình.

Rồi thời gian trôi dần, có ngày càng nhiều các cá nhân cũng cung cấp dịch vụ khoan cắt bê tông ông cũng vẫn áp dụng cách thức thủ công như trên nhưng với các hình thức khác nhau và công việc thì làm vẫn không hết.Ông nói nghề khoan cắt , phá dỡ bê tông tuy hơi vất vả nhưng cũng đem lại công ăn việc làm cho rất nhiều người.

Đến nay công việc này cũng đỡ vất vả hơn bởi các công nhân, kĩ thuật viên đã được sự trợ giúp đắc lực từ máy móc cũng như các công nghệ tân tiến hiện đại. Do sức khỏe ngày càng yếu, và sự can ngăn của con cháu, ông đã thôi nghề từ năm 2002. Nhưng xét về đóng góp của ông cho nghề thì đúng là rất lớn, nhưng xét về khía cạnh chung thì đó là một người gây ra thảm họa cho đô thị Việt Nam mà đến ngày hôm nay vẫn chưa có giải pháp triệt để.

Như vậy qua những thông tin đã được xác thực từ thì có thể trả lời cho câu hỏi ai là Ông tổ nghề khoan cắt bê tông tại Việt Nam.

1.7/5 - (3 votes)